Mang thai những tháng cuối kỳ cho thể làm mẹ chuyển dạ bất cứ khi nào, Để tránh những tình huống không lường trước, bà bầu tháng thứ 8, 9 nên chú ý đến những điều sau đây để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe bà bầu cũng như thai nhi...
Ngày đăng: 06-06-2017
1,652 lượt xem
Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho bà bầu tháng cuối kỳ rất quan trọng cho hầu hết các bầu. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu vượt cạn mẹ cần lưu ý sau:
Nghỉ ngơi
Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục. Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 nhất định cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và buổi tối, đó là cách chăm sóc cho thai nhi khỏe mạnh. Nếu có vận động thì nên vận động nhẹ bằng cách đi lại nhẹ nhàng.
Bà bầu cần nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý
Cần chú ý âm đạo bị chảy máu
Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này. Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ
Trong thời gian này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.
– Khi gần đến ngày sinh, phụ nữ mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần. Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu… thì cần nhập viện ngay.
Không ngồi một chỗ quá lâu
Bà bầu mang thai tháng thứ 9, dù bạn ở cơ quan hay ở nhà thì cũng nên tránh ngồi một chỗ quá lâu. Việc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến các bà bầu bị đau lưng, tạo áp lực lên bụng. Mẹ bầu nên nhớ thường xuyên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng sẽ tốt cho thai nhi hơn.
Tránh những chuyến đi dài ngày
Khi đang mang thai tháng thứ 8, có thể bà bầu sẽ chuyển dạ bất cứ lúc nào. Những dấu hiệu chuyển dạ sẽ xuất hiện từ từ. Để tránh những tình huống không lường trước, bà bầu nên tránh các chuyến đi dài ngày.
Tránh ồn ào
Những nơi ồn ào sẽ không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Bất cứu điều gì bạn nghe, nói đều có ảnh hưởng đến trẻ.
Tránh căng thẳng
Mẹ bầu bị căng thẳng sẽ không tốt cho thai nhi chút nào. Hãy cố gắng để tinh thần luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Cảm xúc của bạn như thế nào thì thai nhi cũng vậy.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu những tháng cuối kỳ
Ăn uống phù hợp cần chú ý các điểm sau:
Có thai nên ăn gì dinh dưỡng và hợp lý để bảo vệ sức khỏe
– Bà bầu nên Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.
– Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…
– Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…
– Bà bầu nên ăn gì tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D… như trái cây, thịt, cá, đậu,…
– Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…
– Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.
Nguồn: ST
Gửi bình luận của bạn